Trung kì Cử (nước)

Từ năm 626 TCN đến năm 577 TCN là trung kỳ trong lịch sử của nước Cử. Thời điểm này, Tấn Văn công kế nhiệm Tề Hoàn công làm bá chủ chư hầu, sau trận Bật (邲之战), Sở Trang vương lại kế thừa ngôi vị bá chủ. Nước Cử ở thời kỳ này trải qua bốn đại quân chủ là Tư Bình công, Kỉ công Thứ Kỳ, Lệ công Quý Đà, Cừ Khâu công Chu. Họ đã vài lần tham gia hội minh với các nước Trung Nguyên, tích cực về ngoại giao.

Việc Tấn Văn công bãi bỏ "tôn Vương nhương Di" đã khiến Cử có thể góp mặt tại hội minh của các nước mạnh. Nước Cử từng tham gia Tiễn Thổ chi minh (踐土之盟)[chú 3] do Tấn Văn công đứng đầu. Khi đó, nước Tề tiếp tục thảo phạt về phía đông. Theo ghi chép, Tề đã tiến đánh nước Lai[chú 4] vào năm 600 TCN, chiếm lĩnh nước Căn Mưu (根牟國)[chú 5] Hai nước này đều là nước Đông Di, Căn Mưu lại có biên giới với nước Cứ, vì thế từ 598 TCN đến 596, Tề đã hai lần tiến hành chiến tranh xâm lược Cử. Sau đó, nước Tề mộng thôn tính nước Cử, nước Lỗ thì mộng thôn tính nước Chu, thủ lĩnh hai nước lớn này thường phái sứ giả hoặc tự mình hội ngộ để bàn bạc.

Năm 599 TCN, nước Lỗ xuất binh phạt nước Chu, năm sau, hai nước Tề-Lỗ liên binh tấn công nước Cử. Năm 587 TCN, nước Sở đánh bại nước Tấn trong trận Bật, nước Tề thấy nước Cử đã mất đi đồng minh và viện trợ từ Tấn, do đó, không có gì lo sợ khi tiến hành xâm lược nước Cử vào năm sau. Sau này, nước Tề phát triển lớn mạnh, bắt đầu hăm dọa nước Lỗ, xúc phạm sứ thần nước Tấn cử đến, tình hình lại thay đổi. Năm 589 TCN, các nước Tấn, Lỗ, Vệ, Tào hợp binh phạt Tề, Tề thua trận phải xin giảng hòa. Do đó, nước Cử có thể hồi phục lại, sau năm 584 TCN, nước Cử lại tham gia hội Mã Lăng (馬陵之會) và hội Bồ (蒲之會) do Tấn làm minh chủ.

Sau đó, có khả năng do nước Tề và nước Lỗ tương kế xâm lược, cũng có khả năng do Cừ Khâu công của Cử bất tài, ba tòa thành trì của nước Cử thường bị nước Sở công phá, song do Sở không chiếm được nên không lâu đã rút lui. Năm 574 TCN, Cừ Khâu công mất, con trai là Mật Châu kế vị, sử gọi là Lê Bỉ công.